Sinh hoạt chuyên môn tổ khối 4 5 Tháng 8 năm 2019: Nôi dung cách đánh giá học sinh theo thông tư 22

Tháng Chín 2, 2019 8:47 chiều

 

PHÒNG GDĐT VỤ BẢNTRƯỜNG TH TAM THANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –  Hạnh phúc

                                                 Tam Thanh, ngày 19 tháng 8 năm 2019

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN

THÁNG 8 NĂM 2019

Căn cứ Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vụ Bản về việc tập huấn chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.

  1. Mục tiêu:

–  Giáo viên tập huấn chuyên môn để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá hs, năng lực làm đồ dùng dạy học và những năng lực khác theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

–  Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học HS.

– Tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên

  1. Nôi dung:

a.Tập trung trao đổi về việc Đổi mới phương pháp dạy học góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh (Theo tinh thần nghị quyết số 29) và đổi mới đánh giá học sinh (theo thông tư 22).

– Giáo viên làm thế nào để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản :

+  Đồ dùng góp phần giúp học sinh ghi nhớ kiến thức.

+ Biện pháp, cách thức ghi nhớ (gắn với những bài cụ thể)

+ Trong mở rộng, nâng cao cần thêm gì ? Tài liệu nào ?

– Giáo viên làm thế nào để gắn kiến thức của môn học với thực tiễn cuộc sống (Trong từng hoạt động có những điều chỉnh gì ? Điều chỉnh như thế nào ?)

  1. Cách thức đánh giá HS: Đánh giá thường xuyên bằng lời, bằng nhận xét như thế nào? Cách đánh giá Ghi vào vở HS NTN? Cách ghi sổ theo dõi cho GV như thế nào?

– Cách tổ chức các hoạt động của HS trên lớp như thế nào có hiệu quả.

– Cách Tổ chức HĐTQ lớp như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

  1. Chọn bài tổ chức các tiết học đưa ra ngoài không gian lớp học. Tổ chức dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột đối với môn TNXH 2 tiết trên năm.
  2. Thảo luận cách tổ chức các câu lạc bộ Em yêu Toán học, câu lạc bộ Em yêu Văn học, câu lạc bộ viết chữ đúng và đẹp.

– GV trong tổ cùng nhau thống nhất đưa ra các biện pháp tổ chức các câu lạc bộ trên sao cho có hiệu quả cao nhất.

  1. Thời gian 4 ngày từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 8 năm 2019.
  2. Thành phần: Giáo viên tổ 4,5
  3. Cách thức tổ chức :

– Ngày 20/8/2019:

+ Buổi sáng : Đ/c Duyên tập huấn về Nghị quyết 29; về đổi mới đánh giá theo TT22.

+ Buổi chiều : Đ/c Duyên trao đổi trong khối về cách thức đánh giá HS: Đánh giá thường xuyên bằng lời, bằng nhận xét như thế nào? Cách đánh giá Ghi vào vở HS như thế nào? Cách ghi sổ theo dõi cho GV như thế nào?

– Ngày 22/8/2019:

+ Buổi sáng :

Thảo luận Cách tổ chức các hoạt động của HS trên lớp như thế nào có hiệu quả.

Cách Tổ chức HĐTQ lớp như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

+ Buổi chiều : Trao đổi về cách xây dựng các góc học tập, cách làm đồ dùng dạy học đơn giản mà có hiệu quả sử dụng cao, cách sử dụng ti vi trong dạy học có hiệu quả cao nhất.

– Ngày 27/8/2019 :

+ Buổi sáng : Chọn bài tổ chức các tiết học đưa ra ngoài không gian lớp học. Tổ chức dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột đối với môn Khoa học lớp 4, 5 là 2 tiết/ năm.

+ Buổi chiều : Thống nhất đồ dùng dạy học trong từng tiết.

Các bước lên lớp.

– Ngày 30/8/2019 :

+ Buổi sáng: Thảo luận cách tổ chức các câu lạc bộ Toán tuổi thơ, câu lạc bộ Văn tuổi thơ, câu lạc bộ viết chữ đúng và đẹp.

+ Buổi chiều: Thống nhất đưa ra các biện pháp tổ chức các câu lạc bộ trên sao cho có hiệu quả cao nhất.

       T/M KHỐI

 

Ngô Thị Duyên

 

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22

Ngày 27/ 8/ 2019
NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4, 5

 

  1. Nội dung

Tên hoạt độngĐánh giá học sinh theo thông tư 22

Mục đích: GV biết Đánh giá học sinh theo thông tư 22 nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Diễn biến:

Thời gian: Từ 14h đến 16h30 ngày 20/ 8/ 2019

Địa điểm: Tại trường Tiểu học Tam Thanh.

Mô tả các hoạt động:

+ Thành phần: BGH và Giáo viên dạy môn văn hóa  tổ 4, 5: 7 đ/c

+ Phương tiện và điều kiện: máy tính kết nối mạng và các tài liệu liên quan

+ Trình tự hoạt động:

* BGH và các đồng chí trong tổ khối cùng nhau chia sẻ, nêu ý kiến và thống nhất về:  Đánh giá học sinh theo thông tư 22. Những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất với các cấp.

Cá nhân trình bày chia sẻ, trao đổi;

Tổ trưởng chuyên môn cùng ban giám hiệu nhà trường thống nhất nội dung đã trao đổi để thực hiện có hiệu quả.

– Kết quả:

  1. Yêu cầu đánh giá

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.“Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.”

Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: 3 NĂNG LỰC, 4 PHẨM CHẤT

  1. Đánh giá thường xuyên
  2. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh,thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
  3. Đánh giá thường xuyên về học tập:
  4. a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
  5. b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
  6. c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp .
  7. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
  8. a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
  9. b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;

* Đánh giá định kì về học tập

  1. a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

– Hoàn thành tốt

– Hoàn thành

– Chưa hoàn thành

  1. c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”
  2. Đánh giá định kì

– Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;

– Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II;

  1. c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

+ Mức 1: nhận biết.

+ Mức 2: hiểu.

+ Mức 3: biết vận dụng .

+ Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới.

– Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

– Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất:Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học tổng hợp theo các mức sau:

  1. a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục
  2. b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục
  3. c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục

– Đánh giá

– Ưu điểm: Toàn thể GV tham gia đều nắm được cách đánh giá học sinh theo thông tư 22

– Hạn chế: Một số giáo viên chưa khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp

.– Bài học kinh nghiệm

– GV cần hướng dẫn HS, kết hợp cùng phụ huynh đánh giá học sinh theo thông tư 22

– Bản thân GV cần đánh giá, khích lệ, động viên HS kịp thời.

                                                                                                         Hiệu trưởng

                                                                                                    

                                                                                                    Lưu Thị Yên                          

 

 

 

 

Đồng chí Nguyễn Thị Hoài  chia sẻ cách đánh giá học sinh theo thông tư 22.